Nhóm giải pháp về phát triển lực lượng sản xuất 1 Về tư liệu sản xuất và vốn lưu động 

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển kinh tế hộ nông dân huyện bác ái tỉnh ninh thuận trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường đến năm 2020 (Trang 74)

Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Bác Ái tỉnh Ninh Thuận

3.2.2Nhóm giải pháp về phát triển lực lượng sản xuất 1 Về tư liệu sản xuất và vốn lưu động 

3.2.2.1  Về tư liệu sản xuất và vốn lưu động 

Đối với  tư  liệu  sản  xuất:  Ngoài  yếu  tố  đất đai  đã phân tích  trên, muốn 

tăng năng suất, chất lượng sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường,  biện pháp tối ưu là phải hiện đại hóa nông nghiệp và định hướng phát triển nông  nghiệp cho nông dân. 

Hiện  đại  hóa  nông  nghiệp,trước  tiên  cần  phải  ứng  dụng  khoa  học  công  nghệ  cao  như đầu  tư máy móc, phân bón, thuốc  trừ  sâu bệnh  và  áp dụng  khoa  học công nghệ cao để chế xuất sản phẩm nông nghiệp.  Hiện tại ở Bác Ái vẫn còn phổ biến người nông dân sử dụng cuốc và các  công cụ tự chế để sản xuất…và chính nó sẽ làm cho chất lượng sản xuất và chế  biến sản phẩm thấp kém, không đủ lực để cạnh tranh trên thị trường.  Đối với vốn lưu động:  Thực tế trong thời gian qua, sự thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh là một  trong những nguyên nhân chủ yếu hạn chế sự phát triển của kinh tế hộ gia đình  nông dân miền núi, vì vậy cùng với các giải pháp khác, giải pháp khả thi về vốn  có  vị  trí  và  ý  nghĩa  quan  trọng  đối  với  sự  phát  triển  của  kinh  tế  hộ  nông  dân  trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay. Do vậy, vấn  đề  tiếp  cận  và  tạo điều kiện  để  hộ  nông  dân  tiếp  cận  với các nguồn vốn  chính  thức có ý nghĩa to lớn trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là đối với chủ trương  xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn, cũng như những hộ có điều kiện để đấu tư mở  rộng  sản xuất,  thay  đổi  ngành  nghề,…Để giải  quyết  tốt  vấn đề  vốn đối  với  hộ  kinh tế gia đình nông dân, nhất là nông dân miền núi tỉnh Ninh Thuận, cần giải  quyết các yêu cầu sau: 

­ Tăng nguồn vốn cho vay đối với hộ kinh tế gia đình nông dân, cụ thể phát  triển các loại hình và tăng cường các kênh tín dụng chính thức đến với nông dân,  đặc biệt là hộ nghèo. Tạo ra các cơ chế tài chính để hỗ trợ các tổ chức tín dụng,

các  ngân  hàng  thương  mại  để  có  sự  an  tâm  trong  việc  mở  rộng  đối  tượng cho  vay, nhất là đối với nông dân. Đối với Qũy bảo lãnh Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở  địa phương cần quan tâm bảo lãnh cho hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, các hộ  kinh tế gia đình nông dân để thực hiện việc vay vốn. 

­  Đối với  kênh  Ngân  hàng  chính  sách  xã  hội, Trung  ương  và  địa  phương  quan tâm nâng mức phân bổ vốn tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng diện cho  vay và nâng mức vay đối với hộ kinh tế nông dân miền núi trong chính sách giải  quyết việc làm cho người lao động.  ­ Tạo môi trường pháp lý ổn định để khuyến khích các hoạt động tín dụng  nông thôn phát triển đúng hướng, lành mạnh. Để nâng cao khả năng tiếp cận tín  dụng của hộ kinh tế nông dân miền núi, hệ thống ngân hàng cần phối hợp tốt với  các tổ chức chính trị ­ xã hội như Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân,…nhằm  bảo đảm các khoản tín dụng nhỏ tới được hộ gia đình và giúp họ có phương án  làm  ăn  hiệu  quả.  Hệ  thống  ngân  hàng  ở  nông  thôn  cần  chú  ý  các  khoản  vay  trung ­ dài hạn gắn liền với chu kỳ sản xuất ­ kinh doanh của nông dân.  ­ Cần có phương án hướng dẫn và quản lý sử dụng vốn có hiệu quả. Kết  hợp chặt chẽ giữa nhà nông ­ ngân hàng ­ trung tâm khuyến nông, khuyến lâm;  các tổ chức chính trị ­ xã hội để đảm bảo được phương án làm ăn cho nông dân,  tạo điều kiện trả nợ vay và thu được lợi nhuận. Ngân hàng có thể thông qua các  tổ chức hoặc bản thân ngân hàng xây dựng phương án thu nợ (gốc ­ lãi) hợp lý,  có thể theo hình thức trả góp để tạo điều kiện cho nông hộ tiết kiệm và tích lũy  đồng thời trả được nợ.  Biện pháp quan trọng khác nhằm tạo điều kiện hỗ trợ kinh tế hộ gia đình  nông dân miền núi sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả là ở những  nơi, những  địa phương có  điều  kiện nên  gắn  việc  cho  vay  với  việc xây dựng  và  thực hiện  các dự án. Vốn vay của hộ nông dân nói chung khi gắn với các chương trình dự  án phát triển kinh tế  ­ xã hội thực tế cho thấy đã và đang mang lại những hiệu

quả kinh tế thiết thực, cao hơn hẳn những hộ vay vốn không gắn ngay từ đầu với  các dự án phát triển. 

­  Để  đáp  ứng  được  yêu  cầu  về  vốn  đối  với  nông  dân  nói  chung,  hộ  gia  đình nông  dân miền  núi  nông  thôn  nói  riêng, đồng  thời đảm bảo được  nguyên  tắc  kinh  doanh của  hệ  thống  ngân  hàng,  tín  dụng,  cần  tập  trung  giải  quyết  các  vấn đề: 

Một là, tiếp tục mở rộng quy mô tín dụng và thời gian cho vay. 

Hai là, khuyến khích các tổ chức tín dụng chính thức tăng khả năng  huy  động và cho vay. 

Ba  là,  xây  dựng,  thẩm  định  và  giám  sát  các  chương  trình  cho  vay  để  hướng và sản xuất nông nghiệp.  Bốn là, mở rộng các hình thức bảo trợ, bảo lãnh cho vay của Chính phủ.  Các mối quan hệ trong quá trình sản xuất có ý nghĩa hết sức quan trọng đến việc  quyết định quá trình sản xuất và trao đổ hàng hóa, trong đó chủ yếu là quan hệ  tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất  3.2.2.2  Xây dựng cơ sở hạ tầng kết hợp với phát triển du lịch, tổ chức  tốt mạng lưới thương nghiệp, từng bước xây dựng và phát triển thị trường  nông sản, thị trường nông thôn. 

Đối với  giải  pháp  xây dựng cơ  sở hạ tầng  kết  hợp  với  phát  triển  du  lịch 

Xây  dựng  cơ  sở  hạ  tầng  ở  nông  thôn,  nhất  là  nông  thôn  miền  núi  còn  nhiều  quan  điểm  khác  nhau  về  quan  niệm  và  nội  dung,  nhưng  vai  trò  đặc  biệt  quan  trọng  của  nó  trong  sản  xuất  và  đời  sống,  nhất  là  trong  quá  trình  chuyển  sang cơ chế thị trường, được nhiều nhà kinh tế , nhiều cấp chính quyền, nhất là  chính quyền cơ sở đồng tình và thống nhất cao. 

Xét về gốc độ phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết cấu hạ  tầng nông thôn được hiểu là toàn bộ các cấu trúc vật chất kỹ thuật như hệ thống

đường giao thông , cầu cống , mạng lưới điện, hệ thống thông tin liên lạc…phục  vụ cho các quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. 

Theo gốc độ đó, đối  chiếu với  thực  tế  có thển  nhận  xét: kết  cấu  hạ tầng  nông thôn nước ta vừa thiếu, vừa lạc hậu, đặc biệt các khu vực miền núi trong cả  nước còn ở mức yếu kém; chính điều đó đã giải thích vì sao trong thời gian qua  sản xuất hàng hóa ở miền núi  chậm phát triển .  Lý luận và thực tiễn trên thế giới và trong nước đã chứng minh kết cấu hạ  tầng , nhất là hệ thống giao thông, thông tin thực sự là yếu tố mở đường và nâng  cao hiệu quả sản xuất của các hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong đó có kinh  tế hộ gia đình nông dân. Miền núi nước ta nói chung, Bác Ái nói riêng có tiềm  năng để sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, có lợi thế so sánh thực sự về đất đai,  tài  nguyên,  nhưng  do  thiếu  phương  tiện  giao  thông,  thông  tin  liên  lạc,  thiếu  thông  tin  về  giá  cả  thị  trường  nên  đã  không  khai  thác  được  những  lợi  thế  đó,  trong  khi  đó  mức  sống  của  hộ  gia  đình  nông  dân  ở  huyện  Bác  Ái  còn  ở  mức  nghèo đói, Nhà nước vẫn phải còn thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo.  Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng cơ sở là điều kiện quyết định để  phát triển kinh tế xã hội miền núi nói chung, kinh tế hộ gia đình nông dân miền  núi nói riêng trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa  đất nước.  Tuy nhiên đứng trước những đòi hỏi của tình hình mới, nhu cầu xây dựng  cơ  sở  hạ  tầng  ở  miền  núi  rất  lớn,  với  tổng  dự  tóan  về  ngân  sách  rất  khổng  lồ,  vượt xa rất nhiều so với khả năng huy động, tình hình đó đã và đang phát sinh  những  khuynh  hướng  đầu  tư  phát  triển  dàn  trải,  phiến  diện,  thiếu  đồng  bộ  …  Chẳng hạn như, trong khi quan tâm quá mức đến việc xây dựng các công trình  giao thông, thủy lợi thì lại coi nhẹ, thậm chí “quên” chú ý đến việc đầu tư xây  dựng những cơ sở hạ tầng khác phục vụ cho công tác dạy nghề và truyền nghề,  các  cơ  sở  thương  mại,  công  tác  nghiên  cứu  ứng  dụng  và  chuyển  giao  công

nghệ… Thực trạng đó đã và đang đặt ra những yêu cầu cần thống nhất và thấu  suốt những quan điểm tư tưởng chủ yếu sau đây: 

­ Xây dựng và hoàn thiện  kết cấu hạ tầng cơ sở là nhằm hỗ trợ các ngành  kinh tế xã hội phát triển, tăng cường khả năng giao lưu trao đổi hàng hóa giữa  các  xã  với  các  địa  phương  khác  trong  tỉnh,  giữa    khu  vực  trong  vùng  với  các  vùng phụ cận, với cả nước và quốc tế (nếu có thể và có điều kiện). Từng bước  cải thiện điều kiện ăn ở, đi lại, học tập, chữa bệnh… cho các hộ gia đình. 

­  Tập  trung  xây  dựng  nâng  cấp  các  trục  quốc  lộ  trong  nội  vùng  và  liên  vùng, các tuyến hành lang.  ­ Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho các chương trình xóa mù chữ, phổ  cập giáo dục tiểu học, các trung tâm dạy nghề cho người lao động, các trung tâm  nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ.  ­ Xây dựng các trung tâm thương mại theo hướng hiện đại hóa, bảo đảm  phù hợp với truyền thống văn hóa, tập quán sinh hoạt của các dân tộc. Chú trọng  phát triển các phương tiện giao thông, cung ứng hàng hóa, đảm bảo các luồng,  kênh trao đổi hàng hóa tới tận các hộ gia đình vùng sâu, vùng xa, thực hiện cân  đối giữa nhu cầu kinh doanh và đảm bảo nâng cao phúc lợi xã hội đối với miền  núi phù hợp với mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. 

Về  giải  pháp  tổ  chức  tốt  mạng  lưới  thương  nghiệp,  từng  bước  xây  dựng và phát triển thị trường nông sản, thị trường nông thôn:  Thị trường tiêu thụ những sản phẩm nông sản hàng hoá của miền núi nói  chung, của kinh tế hộ gia đình nông dân nói riêng (như đã nêu ở phần trên) khá  thuận lợi về nhiều mặt. Tuy nhiên, để dành phần thắng trong cạnh tranh và làm  tròn được nghĩa vụ và trách nhiệm trong sự phân công và hợp tác với trong tỉnh,  vùng và cả nước, đáp ứng được yêu cầu của đầu tư phát triển, từ đó khẳng định  được vị trí chỗ đứng trên thị trường. Miền núi cần đẩy mạnh giao lưu kinh tế với  miền xuôi trong và ngoài tỉnh, kể cả từng bước tiếp cận với  ngoại thương; chủ

động xây dựng kế hoạch hợp tác dài hạn với các ngành, các địa phương có điều  kiện thuận lợi ở  trong và ngoài tỉnh  và trong cả nước, nhất là đối với các tỉnh,  thành  phố  có  những  nét  đặc  thù chung  về  trao  đổi  hàng  hoá  và  hỗ trợ  vốn  ,kỹ  thuật. 

Để  triển  khai  có  hiệu  quả  những  công  việc  đó,  trước  hết  miền  núi  nói  chung và hộ gia đình nông dân nói riêng cần từng bước phát triển và tổ chức tốt  thị trường nông sản và thị trường nông thôn trên địa bàn và trong tỉnh: 

Huyện Bác Ái tỉnh Ninh Thuận như chúng ta đã biết, thu nhập của dân cư  ,  nhất  là  dân  cư  nông  thôn  đạt mức  rất  thấp,  cơ  cấu  kinh  tế  độc  canh  nghiêng  nhiều  về  nông  nghiệp,  tốc  độ  tăng  trưởng  chậm,  cơ  sở  hạ  tầng  vừa  thiếu,  vừa  yếu, vừa lạc hậu, do đó thị trường nội vùng chưa phát triển. 

Giữa trình độ sản xuất hàng hoá và các hình thức tổ chức kinh tế, trong đó  có kinh tế hộ gia đình nông dân và sự phát triển thị trường nông sản, thị trường  nông  thôn  có mối  quan  hệ biện  chứng  với  nhau,  trong  những  năm  qua ở miền  núi thị trường nông sản và nông thôn chưa phát triển có nguyên nhân từ trình độ  thấp  kém  về  sản  xuất  nông  sản  hàng  hoá  của  các  hình  thức  tổ  chức  kinh  tế.  Ngược lại, thị trường chưa phát triển, chưa có tổ chức tốt đã và đang là nhân tố  cản trở các hình thức kinh tế trong đó có hình thức kinh tế hộ gia đình nông dân  đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, vận động theo cơ chế thị trường. 

Để phát triển kinh tế thị trường một cách đồng bộ, tạo điều kiện thúc đẩy  quá  trình  phát  triển  kinh  tế  hộ  gia  đình  nông  dân  miền  núi,  cần  giải  quyết  tốt  những vấn đề cơ bản sau: 

­  Trước  hết  cần  nhận  thức  đầy  đủ  những  đặc  điểm  của  thị  trường  nông  thôn. Từ những đặc điểm của sản xuất và lưu thông hàng hoá nông sản, có thể  nhận xét: nhiều chính sách và giải pháp cụ thể trong sản xuất và lưu thông hàng  hoá  nông  sản  của  Nhà  nước  trước  đây  và  cả  hiện  nay  chưa  thật  phù  hợp,  còn  mang nặng tính chất bao cấp, trợ giá, và chính nó đã kéo dài thói quen ỷ lại của

ngưởi dân vào các ngoại tác, người dân hầu như không có nhận thức về giá trị và  tính  toán  giá cả  của  sản phẩm hàng hóa  thì  chưa  thể  nói đến  thị  trường và  các  quy luật khắc nghiệt của nó. Thực tiễn chỉ rõ những đặc điểm đó không chỉ chi  phối những vấn đề có tính chất kinh doanh, tác nghiệp của các doanh nghiệp ở  cơ sở, mà còn chi phối những giải pháp vĩ mô của Nhà nước như chỉ đạo bình  ổn  giá  cả,  thời  gian  và  hình  thức  vay  vốn,  xây  dựng  cơ  sở  hạ  tầng,  mở  mang  những  ngành  nghề  tiểu thủ  công  nghiệp  truyền  thống  để  phá  thế độc  canh  cây  lương thực, đẩy mạnh các hoạt động tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản  phẩn  nông  sản,  giúp  hộ  nông  dân  xoá  đói  giảm  nghèo….và  các  vấn  đề xã  hội  phức tạp khác.  Từ nhận thức đó cần tiếp tục phát triển các yếu tố thúc đẩy sự hình thành  và phát triển của thị trường nông sản và nông thôn. Do nhiều nguyên nhân nên  các yếu tố hình thành thị trường ở miền núi của tỉnh còn thấp, hầu hết các hộ gia  đình nông dân có mức thu nhập thấp và nghèo nên mức tiêu dùng rất hạn chế,  sức mua trong dân thấp, theo số liệu điều tra tháng 6 năm 2008 của Ban Dân tộc  miền núi tỉnh mức thu nhập bình quân đầu người của các vùng đồng bào dân tộc  rất thấp, bình quân từ 5 đến 6 triệu đồng/người/năm, trong đó vùng miền núi có  thu nhập dưới 200.000 đồng/tháng còn chiếm tỷ lệ cao. Với mức thu nhập nhỏ  hẹp  như  vậy,  sức  mua  của  hộ  gia  đình  nông  dân  thấp  kém  là  không  thể  tránh  khỏi. 

Và cũng cần khẳng định: nếu không có sự chi viện, giúp đỡ thì kinh tế hộ  gia đình nông dân miền núi không “bay” lên được, nhất thiết cần có sự đầu tư  cuả Nhà nước, sự chi viện của các ngành, các cấp và các tổ chức; có sự điều tiết  nơi giàu giúp nơi nghèo, vận động người biết làm ăn giúp người chưa biết làm  ăn… Không làm được như vậy thì nông thôn và nông dân không thể thoát khỏi  đói nghèo được.

Như vậy, để phát triển thị trường nông sản và thị trường nông thôn, điều  cốt  yếu  đầu  tiên  là  phải tăng  nhanh thu  nhập  của  các  hộ  gia  đình  nông dân  để  tăng sức mua và khả năng thanh toán  của dân cư; đồng thời thực hiện sự chuyển  dịch cơ cấu kinh tế nông thôn với tốc độ nhanh, đạt được những hiệu quả kinh tế  thiết thực. 

Thực tế, ở miền núi cần giải quyết: nhiều loại nông sản, hàng hoá của khu  vực không có thị trường tiêu thụ, một số khác tuy có thị trường nhưng không ổn  định,  sản  lượng  thấp,  giá  cả  thấp,  phương  tiện  giao  thông  vận  tải  khó  khăn.  Nguyên nhân của tình trạng đó là công tác tổ chức mạng lưới thương nghiệp còn  nhiều hạn chế , giá thành sản phẩm cao, chất lượng thấp. Đó là một trong những  nguyên nhân cơ bản làm cho các nông sản hàng hoá trên không thể mở rộng quy  mô  sản  xuất  kinh  doanh  được.  Tình  hình  đó  đặt  ra  ở  tầm  vĩ  mô  là  phải  nhanh  chónh đẩy mạnh các hoạt động tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩn  nông sản, từng bước tiến tới thiết lập thị trường ổn định với các nông sản hàng  hoá chủ lực, có khối lượng lớn để giúp hộ gia đình nông dân yên tâm ổn định và  mở rộng sản xuất. Đồng thời, tổ chức lại các khu dân cư để nhanh chóng hình  thành các thị tứ, thị trấn, các trung tâm cụm xã, gắn liền với kết cấu hạ tầng, các  cửa hàng, chợ, các Trung tâm dịch vụ, hợp tác xã thương mại…  (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một  trong  những  yêu  cầu  cấp bách  khác  là  khẩn  trương  tổ  chức  lại hình  thức lưu thông hàng hoá  ở nông thôn. Thực tế ở miền núi tỉnh Ninh Thuận nói  chung, huyện Bác Ái nói riêng thương  nghiệp quốc doanh như hầu như tan rã,  thay  thế  họ  là  các  thương  nhân. Việc  tổ  chức  củng  cố  lại  thương  nghiệp  quốc  doanh gắn giữa kinh doanh và phục vụ là nhiệm vụ rất quan trọng để đẩy mạnh  giao lưu hàng hoá nông sản. 

Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, vốn là vấn đề trọng tâm không thể  thiếu được, vốn ở đây bao gồm cả vốn tiền tệ và vốn hiện vật. Số vốn này cần ưu  tiên đầu  tư   vào  các  lĩnh  vực  kết cấu  hạ  tầng,  đào tạo  cán bộ  và  công  nhân  kỹ

thuật, xây dựng vùng kinh tế , đẩy mạnh định canh, định cư… Ngoài ra cần một  lượng ngân sách nhất định để đầu tư gián tiếp thông qua chính sách trợ giá, hỗ  trợ hộ nông dân nghèo ở vùng cao, vùng xa,  như đã và đang thực hiện đối với  những mặt hàng như muối Iốt, dầu hoả, giống cây trồng…  Cần quan tâm giải quyết và thông thoáng trong các chủ trương chính sách  của Nhà nước để thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ miền núi; kết hợp giữa  các hình thức tổ chức của Nhà nước, thành lập các đơn vị sự nghiệp như Trung  tâm kinh doanh và phục vụ dịch vụ thương mại tổng hợp miền núi cùng với các  hình thức xã hội hóa khác nhằm phát triển thị trường ở nông thôn miền núi. 

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển kinh tế hộ nông dân huyện bác ái tỉnh ninh thuận trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường đến năm 2020 (Trang 74)